Tìm kiếm
Tìm kiếm

Cách bỏ thuốc lá hiệu quả và khoa học nhất 2020

Nội dung

Hút thuốc lá đã là một thói quen phổ biến ở Việt Nam nhiều năm nay. Nhiều người hiểu được tác hại của thuốc lá truyền thống, nhưng không phải ai cũng bỏ hút thuốc thành công. Đâu là cách bỏ thuốc lá hiệu quả và khoa học nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần phải tìm cách bỏ thuốc lá hiệu quả?

Trên tất cả bao bì thuốc lá đều phải gắn dòng chữ: Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi. Đó là quy định của nhà nước nhằm giảm tỉ lệ hút thuốc hằng năm. Thế nhưng, lời nhắc nhở này dường như không có nhiều tác dụng với người hút. Đó là bởi vì trong thuốc lá truyền thống có chứ nicotine. Đây là chất gây nghiện, cùng với một số chất khác như carbon monoxide, sẽ đi vào trong phổi. Chúng tiếp cận và ảnh hưởng tới cả não bộ (sau 7 giây!) . Khi đốt cháy điếu thuốc, chúng sẽ chuyển hóa thành 7000 hóa chất, bao gồm 69 hóa chất liên quan đến ung thư.

Tác hại của thuốc lá truyền thống
Tác hại của thuốc lá truyền thống

Như chúng ta đã biết, cơ thể con người không thể thiếu vitamin C. Đó là chất xúc tác để cơ thể tiếp nhận thêm dưỡng chất khác. Tuy nhiên, chính nicotine là yếu tố hút đi khoảng 25% vitamin C mỗi ngày.

Cách bỏ thuốc lá hiệu quả và khoa học nhất

Cách bỏ thuốc lá hiệu quả và khoa học nhất 2020
Cách bỏ thuốc lá hiệu quả và khoa học nhất

Như đã nói ở trên, nguyên nhân khiến rất nhiều người, dù đã quyết tâm, vẫn đầu hàng với thuốc lá là nicotine. Nó không chỉ khiến người hút phụ thuộc thể chất mà còn cả tinh thần. Người hút sẽ mất đi cảm giác thoải mái nicotine “đánh lừa” nếu ngừng hút. Thêm vào đó, nicotine không thể hoàn toàn mất đi trong cơ thể nên sau một thời gian, cảm giác thèm thuốc sẽ quay lại khó cưỡng chế. Đó là lý do Mark Twain đã từng nói: “Bỏ hút thuốc lá rất dễ dàng. Tự bản thân tôi đã bỏ thuốc lá rất nhiều lần”?!

Đối với nhiều người Việt Nam, thuốc lá còn là một thói quen, một phương án giảm stress. Đó cũng là một cách để thể hiện sự trưởng thành và nam tính?!

3 cấp độ bỏ thuốc theo lời khuyên của WTO

Tổ chức y tế thế giới WTO đã chỉ ra các cách bỏ thuốc lá hiệu quả và khoa học theo 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1 – Tác động đến nhận thức và hành vi: liệt kê những yếu tố tác động dẫn đến hành động hút thuốc; các tác hại khủng khiếp của thuốc lá tới cơ thể và người xung quanh. Từ đó giúp người hút quyết tâm từ bỏ.
  • Cấp độ 2 – Sử dụng sản phẩm có nicotine thay thế: Nicotine trong thuốc lá đặc biệt có hại vì chúng bị đốt tới 600-700 độ C. Một số chế phẩm khác có nồng độ nicotine thấp hơn rất nhiều sẽ có tác dụng thay thế như thuốc ngậm dưới lưỡi, thuốc nhai, thuốc lá điện tử, miếng dán trên da…
  • Cấp độ 3 – Nhờ sự can thiệp của hóa chất: Varenicline và buprobion là 2 chất có tác dụng loại bỏ cơn thèm thuốc lá khi đi vào hệ thần kinh con người.

Trong số 3 cấp độ trên, cấp độ 2 đang được nhiều người áp dụng nhất; có thể đảm bảo hiệu quả mà không gây hại tới thể chất người dùng.

Đôi điều bàn luận

Bốn “lý do, lý trấu”

Người hút thuốc thường có bốn cớ để ngụy biện:

(1) Thuốc lá không thể thiếu khi uống cà phê, ăn nhậu… đặc biệt là khi dùng những thực phẩm nặng mùi, tanh, béo…

(2) Hút thuốc để tiêu sầu. Thật ra, buồn rầu có nhiều lý do, nếu buồn lo vì kinh tế kém lại hút thuốc nữa thì càng bế tắc hơn…

(3) Hút thuốc để “giết” thời gian, ví dụ thân nhân đang nhập viện, vợ đang chờ đẻ, chờ tàu xe…

(4) Hút thuốc để lấy cảm hứng sáng tác. Điều này không hẳn đúng. Nhiều văn nghệ sĩ không hút thuốc vẫn sáng tác nhiều tác phẩm nổi danh, như nhà văn Nguyên Ngọc và điêu khắc gia Phạm Văn Hạng.

Theo ông Phạm Văn Hạng, người tạo dựng tượng Mẹ dũng sĩ, Đất lành chim đậu, cầu Rồng Đà Nẵng, cho rằng “nghệ sĩ thường hay hút thuốc chứ không phải hút thuốc mới thành nghệ sĩ”.

Bốn tình huống bỏ thuốc

Nhiều người nghiện nặng đến độ nằm hút thuốc trong màn, thiếu thuốc lá đi lượm tàn để tận thu hút lại. Hay dám tuyên bố (vui) là “bỏ vợ còn hơn bỏ thuốc lá” nhưng sau đó lại cai được thuốc lá.

Tổng hợp lại có những tình huống lý thú như sau:

(1) Đi thăm một người thân bệnh hô hấp về, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc ung thư phổi…

(2) Bản thân bị mắc bệnh, không nhất thiết là bệnh phổi, phải nằm viện điều trị và mục sở thị những trường hợp mắc bệnh điển hình do thuốc lá

(3) Bị vợ con, đặc biệt là bạn gái, chê hôi miệng và hơi thở nặng mùi khó ưa. Nhiều cô gái ra yêu sách chọn một trong hai “bồ hoặc thuốc”. Thế là cánh đàn ông phải đành bỏ hút và (4) có công việc làm say mê. Phải lao vào giải quyết. Làm ngành y, tôi thấy rất nhiều bác sĩ, trong đó có tôi, lãnh đạo tôi, em ruột tôi… đã bỏ thuốc lá vì lý do “bận việc” này, đúng câu cách ngôn xa xưa: “Nhàn cư vi bất thiện”.

– Theo Báo Dân Trí –

 

Hiểu được tâm lý người tiêu dùng, các ông lớn ngành sản xuất thuốc lá điện tử đã cho ra đời thuốc lá điện tử. Đây là sản phẩm thay thế thuốc lá điện tử đã chứng minh được hiểu quả trong số những cách bỏ thuốc lá hiệu quả mà khoa học nhất.

Cách bỏ thuốc lá hiệu quả và khoa học nhất 2020
So sánh thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống

Chốt lại vấn đề

Trước khi đi tìm những cách bỏ thuốc lá hiệu quả, bản thân người hút phải có sự quyết tâm nhất định. Người hút cũng phải chấp nhận sự thật rằng những chất độc có trong thuốc lá vẫn ở trong cơ thể ít nhất 10 năm nữa.

Tuy nhiên, bỏ được thuốc sớm ngày nào là tốt cho cơ thể chính mình ngày đó. Đó là cuộc sống của bản thân và cả những người xung quanh.

Tham khảo ngay The Smoke Club!

Mua trực tiếp hoặc gọi vào HOTLINE để nhận tư vấn trực tiếp từ The Smoke Club:

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

On Key

Related Posts

Lên đầu trang